Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

RMIT Mentoring Program - Trang


Sau thông báo chính thức tên người cố vấncông ty, tôi ngay lập tức lên kế hoạch cho cuộc hẹn đầu tiên. Sau đó, tôi đến một căn nhà nhỏ, theo địa chỉ của công ty ghi trong danh thiếp của người cố vấn, nhưng công ty đã chuyển đến địa chỉ mới được khoảng một năm, tôi đã lấy tấm danh thiếp cũ. Cuộc gặp mặt chính thức đầu tiên của chúng tôi diễn ra trong vài ngày sau đó tại văn phòng mới của Matterhorn. Văn phòng mới không lớn lắm, nhưng nhìn rất chuyên nghiệp, gọn gàngthoáng mát. Chuyện này củng cố niềm tin của tôi rằng đôi lúc “bề ngoài thực sự một yếu tố quan trọng, đây là lý do tại sao bạn thường được yêu cầu có tác phong thật chuyên nghiệp khi làm việc, bởi vì đôi khi có thể tạo nên sự khác biệt khá lớn. Sau đó tôi cuối cùng đã gặp được “thầy của tôi, giám đốc PR Matthew Underwood (anh thích được gọi là Matt, và tôi cũng thích gọi anh là “anh Matt” :D). Câu đầu tiên anh nói “Hi em!":). Ấn tượng đầu tiên của tôi về Matt anh là một người rất tự tin tôi có thể cảm thấy từ anh ngay lập tức ;).

Tiếp theo, câu hỏi đầu tiên anh hỏi tôi là "Em đã nghe nói về tôi trước đây chưa?", "Những “mentee” trước thường nói là tôi rất đáng sợ". Trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng tôi có thể hiểu tại sao. Có hai loại người: nghiêm túc và tự tin, đôi khi họ sẽ tạo áp lực cho những người xung quanh :D. Trong hai ngày đầu tiên, Matt đã chia sẻ với tôi những điều quan trọng về công ty và nhân viên của anh, cũng như chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm mà anh đúc kết được về quan hệ công chúng cũng như lãnh vực PR còn non trẻ ở Việt Nam, cộng với ý kiến của anh về sự lãnh đạo. Ngược lại, tôi nói với anh về việc học tập hiện tại của tôi, một số khó khăn thường gặp để xin lời khuyên của anh. Trong cuộc gặp mặt thứ hai, Matt đã rất bận rộn khi anh đang phải giải quyết một vụ phức tạp. Anh chỉ có nửa giờ dành cho tôi, nên anh đã cho một số nhân viên tiếp chuyện với tôi. Đáng ngạc nhiên, chúng tôi đã có những cuộc nói chuyện rất thoải mái và thú vị kéo dài tới hai giờ. Cuộc gặp cuối cùng của chúng tôi là trong một quán cà phê sau khi Matt tập thể dục buổi sáng. Chúng tôi nói về những vấn đề cá nhân nhiều, tôi quan sát thấy rằng một Matt “thường ngày” vẫn giống như Matt “giám đốc”, một người vui tính, thẳng thắn và nghiêm túc khi cần thiết.

Tôi rất tự hào là một trong những sinh viên đầu tiên tại Việt Nam được đào tạo chuyên nghiệp về quan hệ công chúng, tôi luôn tự hỏi rằng làm thế nào để chọn một công việc thực sự phù hợp sau khi tốt nghiệp bởi vì chương trình bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến truyền thông bao gồm cả PR và quảng cáo, thậm chí đôi khi tôi cảm thấy tôi cũng có thể làm “marketing” :). Khi tôi nghe về “mentoring program”, tôi đã hy vọng rằng đến công ty thực sự và gặp gỡ một số người có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp tôi đi đến một quyết định cho sự nghiệp sau này của mình. Thực ra, tôi mong chờ một công ty quảng cáo hoặc một cái gì đó thú vị hơn, vì vậy tôi đã hơi thất vọng khi biết rằng “mentor” của tôi làm trong lĩnh vực PR.

Ngay lúc này, tôi cảm thấy rất may mắn khi Matt là “mentor” của tôi (ngoại trừ tôi đã phải nói với cả lớp anh ấy đẹp trai và tuyệt vời như thế nào :)).
Mặc dù tôi có thể vẫn không chắc chắn về sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, và sự quan tâm của tôi đối với PR có thể vẫn không cải thiện nhiều, Matt và công ty của anh làm cho tôi nhận ra điều gì thực sự quan trọng nhất. Không phải là ngành nghề mà bạn chọn, nó hấp dẫn như thế nào, hoặc công ty đó lớn đến đâu, niềm đam mê và sự nhiệt tình là yếu tố quyết định giúp bạn trở nên sáng tạo và tự tin hơn, cũng như hoàn thành công việc của mình với kết quả tốt nhất. Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể truyền cho nhân viên của mình niềm đam mê tuyệt vời đó, đưa cho họ động lực để tiếp tục làm việc và cống hiến.

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Tác giả Joy Chia và những chia sẻ về PR


Vừa rồi trong một dịp đặc biệt, cô giáo dạy môn PR cho Matt trước đây tại trường Đại học Nam Úc, cô Joy Chia có tặng cho tập thể Matterhorn chúng tôi quyển sách do chính cô viết, mang tên "An Introduction to Public Relations - From Theory to Practice" (tạm dịch: Giới thiệu về ngành Quan hệ Công chúng-Từ lý thuyết đến thực hành). Tuần vừa qua, tôi đã có dịp đọc và thuyết trình, chia sẻ với mọi người về chương đầu tiên của sách, mang chủ đề "Hoạt động PR trong thế kỷ 21", cùng thảo luận về những kiến thức từ quyển sách, những cách thức có thể áp dụng trong hoạt động PR tại Việt Nam.

Bìa quyển sách và chân dung tác giả Joy chia

Thật thú vị khi khám phá ra rằng lịch sử ngành PR rất lâu đời, đã có từ thời văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã, cho đến khi con người thế kỷ 20 biết đến PR nhờ có Ivy Ledbetter với công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực này nhưng mang phong cách hiện đại hơn tại Mỹ. Sau đó thì chức danh "chuyên viên tư vấn quan hệ công chúng" (PR counsel) được lần đầu tiên sử dụng bởi Edward Bernays.
Ivy Ledbetter Lee (1877–1934)

Edward Louis Bernays (1891–1995)

Ngoài việc giới thiệu sơ lược như thế, chương này được thiết kế theo các đề mục rõ ràng, bao gồm:
  1. Giới thiệu về PR và các cấp độ hoạt động
  2. Định nghĩa về ngành PR tại Mỹ, Anh, châu Á nói chung và định nghĩa của riêng tác giả
  3. Lý thuyết - Thuật ngữ chuyên ngành
  4. Vị trí - Vai trò của chuyên viên Quan hệ Công chúng
Kèm theo những kiến thức được diễn giải, tác giả còn cung cấp thêm một vài trang web của các tổ chức PR trên thế giới để bạn có thể tìm hiểu, hoc tập thêm từ các đồng nghiệp hoạt động trong môi trường khắp thế giới:

Học viện PR Hồng Kông: Hong Kong Public Relations Institute - www.prpa.com.hk
Hiệp hội PR Quốc tế: International Public Relations Association - www.ipra.org
Học viện PR Singapore: Institute of Public Relations of Singapore - www.iprs.org.sg
Học viện PR Úc: Public Relations Institute of Australia - www.pria.com
Học viện PR New Zealand: Public Relations Institute of New Zealand - www.prinz.org.nz

Không quá khiêm tốn khi tôi tự nhận mình chỉ là một "newcomer" trong ngành PR, nên khi đọc quyển sách này và trình bày những gì đã đọc với mọi người chắc chắn sẽ có những điều thiếu sót và những suy nghĩ chưa thực sự sâu sắc. Tôi mong có thể cùng thảo luận, học hỏi thêm từ các bạn, các anh chị đã và đang hoạt động trong lĩnh vực PR, để tôi và các bạn khác cũng "newcomer" như tôi có dịp được học hỏi, trau dồi thêm nghề nghiệp của mình.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Clients: New or Existing?

Old clients and new: Matt with Charlotte of Golin Harris and Anup of Ciena

Vài tuần trước, tôi có dịp tham dự Đêm hội Việc Làm do trường Đại học RMIT tố chức tại khách sạn InterContinental.

Như một số người cũng biết, tôi cũng thường diễn thuyết tại trường, gần đây lại thường hợp tác với một trong những người bạn thân của tôi, Akhil Malhotra của công ty xây dựng thương hiệu Cowan.

Bài diễn thuyết đêm đó là về mảng Quản lý Khách hàng, và câu hỏi đã được đặt ra, “giữa những khách hàng hiện tại và những khách hàng mới, cái nào quan trọng hơn?” Cả tôi và Akhil đều cho rằng, đó là “khách hàng hiện tại”.

Vài sinh viên tại Đêm hội Việc làm đó quyết định tranh luận với tôi, có thể thấy rằng nhóm sinh viên có quan điểm đối lập về vấn đề này. Thật tình cờ, lúc đó tôi đang đứng cùng một người bạn thân khác của mình, Chris Tran – chuyên gia phụ trách Truyền thông-Tiếp thị Kỹ thuật Số của công ty Edge Marketing. Lần này, Chris cũng cùng quan điểm với tôi về “khách hàng hiện tại”.

Tuy nhiên, vẫn còn những thắc mắc, hoài nghi về cuộc thảo luận, nên tôi quyết định viết chủ đề đó cho tuần này và đăng tải trên blog cùng một số các lý do về lựa chọn của mình.

Dĩ nhiên là luôn có yêu cầu, đòi hỏi đặt ra cho mục tiêu lợi nhuận, và những chiến thắng khi có thêm khách hàng mới luôn là niềm tự hào, đồng thời phản ánh doanh thu tăng lên cho công ty. Cả hai điều này thật là đáng mong ước. Tuy nhiên, tôi vẫn luôn tranh đấu cho quan điểm của mình, rằng khách hàng hiện tại giữ vai trò quan trọng hơn.

Có bốn lý do chính:

  1. Duy trì và bảo vệ doanh thu của những khách hàng hiện tại. Thật tuyệt khi theo đuổi mục tiêu kinh doanh đa dạng hơn và tìm kiếm thêm khách hàng mới, dù vậy, nó cũng có 2 điều rủi ro. Thứ nhất, bạn có thể sẽ không thành công. Đây quả thực là vấn đề nên xem xét, vì bạn phải tốn một khoảng thời gian và năng lượng vào hàng đống công việc không chắc chắn đem lại hiệu quả, trong khi đó, bạn có thể dùng thời gian này để quan tâm, chăm sóc nhiều hơn đến những khách hàng hiện tại, bớt sự chú ý vào công việc tìm kiếm khách hàng mới. Cuối cùng, có thể là bạn đang đánh cược với cuộc sống của chính mình để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Mang về những khách hàng mới không nên đánh đổi với việc làm tổn hại đến khách hàng đang có.

  2. Khách hàng hiện tại luôn là nguồn doanh thu tiềm năng lớn nhất của bạn. Thực tế là như vậy. Khi bạn đã có một khách hàng, và khách hàng này rất hài lòng và đánh giá cao công việc mà bạn đang làm cho họ, đồng thời họ tin tưởng bạn dựa trên khoảng thời gian hợp tác, thì khả năng bạn sẽ đem về thêm những dự án phát sinh từ những khách hàng đó sẽ trở nên dễ dàng hơn là cố gắng tìm nguồn doanh thu từ nơi khác.

  3. Lượng khách hàng hiện tại cũng là nguồn tham khảo tuyệt vời. Có lúc nào đó, bạn làm việc cho khách hàng, bạn đã xây dựng được sự tín nhiệm mà tôi đã đề cập ở trên, và khi họ xuất hiện thường xuyên trên báo chí (nếu đó là mục tiêu của họ) thì bạn bè, đồng nghiệp, đối tác của họ sẽ để ý thấy, và đặt câu hỏi "Này, ai làm PR cho bạn thế?". Họ sẽ nhận được câu trả lời "Matterhorn làm đấy, liên lạc thử xem"...

    Tham khảo cá nhân là một trong những cách hiệu quả để "có" được khách hàng mới. Nó cũng là cách hiệu quả hơn nhiều so với buổi pitch giữa 3 đơn vị PR khác nhau, vì thông thường, khách hàng luôn nhắm trước công ty PR nào sẽ làm cho họ, nhưng họ vẫn phải kêu gọi 3 công ty PR cùng tham gia thầu bởi quy định của công ty thường yêu cầu có 3 bảng báo giá. Khách hàng sẽ thực hiện cho có lệ, và dĩ nhiên hai công ty tham gia còn lại mất thời gian tham gia đầu thầu một cách vô ích.

  4. Cuối cùng, mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng không những giúp nảy sinh thêm nguồn doanh thu từ khách hàng đó, không những là nguồn giới thiệu đến với nhiều khách hàng khác, mà khi bạn đi gặp những khách hàng tiềm năng, việc đề cập đến thời gian làm việc lâu dài với các khách hàng khác giúp khách hàng dễ dàng chọn bạn trở thành công ty “lọt chung kết”. Không dễ dàng chọn lựa cho mình một công ty tư vấn, do đó, không khách hàng nào muốn phải lựa chọn thường xuyên mỗi khi họ có việc cần. Vì vậy, cảm giác an toàn, tin tưởng với sự lựa chọn của mình, một đội ngũ nhân viên dành thời gian tìm hiểu công việc kinh doanh của họ (như họ vẫn làm khi hợp tác lâu dài với những khác hàng khác) giúp cho họ giảm tải công việc hiệu quả.

Vì vậy, trong khi mọi người có xu hướng phấn khởi khi nhìn ngắm logo của khách hàng mới nằm trên những file tài liệu giới thiệu của mình, tôi có thể khẳng định không nghi ngờ cho câu hỏi mà tôi đã được hỏi hai lần, rằng mối quan hệ lâu dài và sự phát triển của khách hàng hiện tại vẫn quan trọng hơn việc tìm kiếm thêm được khách hàng mới.

Một trong những mục tiêu khi xây dựng trang blog này là chúng tôi muốn hỗ trợ sinh viên trong việc giải đáp các thắc mắc trong suốt quá trình học, trong nghề nghiệp, hoặc trong quá trình chuẩn bị bước vào nghề nghiệp của mình, vì vậy, các bạn có thể đặt câu hỏi trong phần bình luận và chúng tôi rất sẵn lòng trả lời từng câu hỏi.

- Matt

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Một năm cư ngụ tại Matterhorn cùng các anh-chị thân yêu....^-^

Thứ ba vừa rồi là một ngày đáng nhớ trong sự nghiệp đi làm của mình. Hihi....Khoảng 3h giờ chiều, bỗng dưng tất cả mọi người trong văn phòng bỏ ngang công việc đang làm, đồng loạt di chuyển qua phòng họp....rồi sao đó lại nghe giọng nói của Sếp Matt cất lên: " Ngọc đâu???". Mình chẳng hiểu đầu đuôi thế nào, hối hả chạy qua. Một cảnh tượng "vượt quá sự mong đợi" hiện ra trước mắt.

Sếp yêu dấu của mình đang cầm trên tay một hộp bún chả Hà Nội, phía trên có cây đèn cầy hình số 1 đang cháy....hihihihihihiiiiiiiiii. Thế là đã hiểu chuyện gì rồi. Mình thậm chí còn không biết hôm nay là tròn một năm ngày mình lần đầu tiên gặp chị Huyền, gia nhập Matterhorn Communications.

Mình không thể nào ngờ một người bận như Sếp mà lại có thể nhớ được sự kiện nhỏ nhặt thế này. Xúc động quá đi, nhưng tuyệt đối không có giọt nước mắt nào nhe mọi người.

Cả nhà hãy chiêm ngưỡng bộ mặt trông thật hãi hùng nhưng tràn ngập niềm vui của em nhe.

Điều cuối em muốn phát biểu là: "Em cảm ơn và yêu tất cả mọi người". Nhưng anh Matt ơi? Năm sau đứng có mua bún chả nữa nhe. Em phát hiện trong nước mắm có mấy bé kiến...hichic...

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

Học nhiếp ảnh cùng Mark Farwell

Mark đến vào một buổi chiều có hẹn trước. Không có vẻ "tay xách nách mang" như nhiều người mang danh "nhiếp ảnh gia" khác, anh chuẩn bị gọn nhẹ với chiếc máy ảnh chuyên nghiệp của mình, mà những kẻ "ngoại đạo" như chúng tôi thì chỉ biết trầm trồ, kiểu như: "chiếc máy ảnh đẹp quá!", "chắc là máy ảnh đắt tiền lắm", hay là "trời, máy ảnh gì có nhiều "số" quá"...

Phòng họp biến thành lớp học. Mọi người tạm gác qua mọi công tác không quan trọng để tham gia vào lớp, mà theo như lời sếp nói là lớp học không để huấn luyện bạn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên ghiệp, nhưng sẽ rất có ích trong việc giúp bạn có nhưng tấm ảnh phục vụ công việc một cách kịp thời và tự chủ.

Ai cũng trang bị một máy ảnh, tất nhiên, và Mark bắt đầu trình bày. Tiếng Anh của anh được phát âm đều đều, dễ nghe, cách anh trình bày cũng không khiến người khác phải "giả vờ hiểu", bởi anh không dùng nhiều thuật ngữ, bắt đầu bằng việc xác định mục đích chụp ảnh (dã ngoại, sự kiện thể thao, họp hay hội nghị...). Một việc đơn giản nữa nhưng không kém phần quan trọng, là việc biết được mình đang có loại máy ảnh nào, và liệt kê những tính năng được tích hợp trong chiếc máy ảnh, cũng giống như ra chiến trường phải biết mình có loại vũ khí nào rồi mới học cách sử dụng thuần thục. Tiếp đến là lưu ý về những thao tác mà một người cầm máy ảnh hay bỏ qua hoặc nên chú tâm hơn một chút, giúp họ sẽ có những bức ảnh quý về những thời khắc đáng nhớ chứ không phải những luyến tiếc về một khung cảnh tuyệt vời bị bỏ lỡ do sự vụng về.


Có nhiều loại máy ảnh...

... và nhiều ký hiệu, thông số kỹ thuật!

Đến đây thì dường như mọi người dần dần trở nên "thông thái" được vỡ lẽ nhiều cái "tại sao" khiến lâu nay mình chụp ra những bức ảnh không đẹp như ý. Không khí dần trở nên sôi nổi hơn, và mọi người gần nhau hơn khi cùng chia sẻ tâm trạng có những khám phá mới. Sếp tôi chạy đi chạy lại phục vụ giấy bút để ghi chú, đồng thời còn kiếm được một "mẫu vật" (là trái lê, nguồn cung cấp thực phẩm cho chị Hà) làm mẫu thực hành. Có lúc sếp không bỏ lỡ cơ hội nào để "làm dáng" khi có máy ảnh nào đó "chĩa" và "flash" về phía mình. Thiệt là "đa năng" à!


...từ thực phẩm thành "siêu mẫu"...

Mark nói đến những chuẩn mực khi chọn bố cục, ánh sáng, thao tác và vị trí thao tác, cách chỉnh zoom tùy theo cự ly ngắm tối đa và tối thiểu của từng loại máy. Cần biết là việc chọn bố cục theo tiêu chuẩn 1/3 và 2/3 là một sự thay đổi nhỏ nhưng quyết định ảnh chụp có đạt chuẩn đẹp hay không. Thêm ánh sáng, bằng cách chọn góc chụp hoặc kích hoạt chế độ đèn flash, sẽ giúp cho bức ảnh có vẻ đẹp tự nhiên, rõ nét và sinh động hơn. Đây là kỹ năng thẩm mỹ giúp máy ảnh "bắt sáng", loại bỏ khả năng phải hủy hình vì ảnh tối. Đây cũng là bài học nhắc mọi người tận dụng tối đa mọi chức năng của một chiếc máy ảnh, dù là máy ảnh gia dụng đơn giản nhất, để có những bức ảnh ưng ý nhất. Khi mọi người còn chưa hết thán phục những kiến thức mới, Mark "xóa mù" thêm với những kiến thức về thao tác. Một người muốn chụp ảnh đẹp phải chọn được một chỗ đứng lý tưởng, vững chãi và bao quát, nhằm thu được đối tượng của mình vào trong một khung hình gây ấn tượng với người thưởng thức. Như vậy, người chụp không thể đứng hay ngồi một cách tùy tiện, điều có thể khiến cho thân người lắc lư hay tay chân run rẩy, là nguyên nhân khiến cho các bức hình bị lu mờ hoặc nhòe hẳn đi. Kết quả là tấm ảnh bay vào sọt rác, tất nhiên. Vậy cũng chưa đủ. Khi chụp, người thao tác máy ảnh còn phải quyết định nhanh liệu những khung hình kế tiếp sẽ được chụp nhanh hay chậm, tĩnh hay động... Cả một nghệ thuật. Biết rõ về chiếc máy ảnh khi đang làm việc cũng có thể được so sánh với việc bạn hiểu về người bạn thân của mình, bời lẽ chiếc máy ảnh rồi đây sẽ đồng hành cùng bạn trên mọi nẻo đường công tác tìm tư liệu, giúp ích cho bạn trình bày những hình dung trong công việc hay chia sẽ với bạn những khoảnh khoắc bạn muốn lưu giữ trong những chuyến đi. Tuy nhiên, "người bạn" nào cũng có những giới hạn, tối đa và tối thiểu như so sánh với chức năng zoom khoảng cách của máy ảnh. Điều này cực kỳ quan trọng, vì bạn sẽ có những bức ảnh đẹp mà lạ không ngờ nếu khai thác vừa đủ khả năng"bắt hình"tối thiểu của máy, cũng như khi bạn sẽ có được những "bức ảnh vĩ đại" về toàn cảnh của một toà thiên nhiên nào đó mà bạn muốn mang về sau chuyến du lịch.


Kỹ thuật chụp những vật thể bé nhỏ ở cự ly cực gần...

... cho đến toàn cảnh thiên nhiên hùng vĩ!(ảnh minh họa từ Internet)

Để mở rộng hơn về bài học cũng như cho chúng tôi thực sự va chạm với những kinh nghiệm thực tế, "thầy" Mark dẫn chúng tôi đến một khu chợ chiều nhôn nhịp. À ha, chúng tôi sẽ tung hoành ở nơi đây, sẽ chụp tất tần tật đem về làm bài thu hoạch. Nhưng lại có người làm chúng tôi cụt tất cả các loại hứng. "Ở trong chợ không được chụp ảnh đâu, em ơi!" là một gáo nước lạnh cực kỳ vổ duyên vào lúc này từ những "bác" bảo vệ chợ. Nhưng thôi, chẳng cãi cọ làm gì, chúng tôi đi "tác nghiệp" ở bên ngoài khu chợ. Bên ngoài này còn có vẻ nhộn nhịp hơn, con người ngoài này vui vẻ, cởi mở hơn. Điển hình là có một chàng bán hàng bánh kẹo sẵng sàng tạo dáng để chúng tôi thực hành thoải mái.


Anh chàng hàng bánh kẹo thân thiện...

Rồi chúng tôi bắt đầu tự thực hành những tấm ảnh riêng mình. Một ghánh bánh canh cua đơn giản, hay một hàng bán chè trông có vẻ "ngọt ngào" với nhiều người ngồi ăn lúp xúp, một quầy bán trái cây nhiều màu sắc, quầy bán chả cá thơm ngon khiến người đi chợ thèm thuồng những sản phẩm "mới ra lò", cho đến cả một góc của cây cột điện có dây nhợ chằng chịt... cũng đã trở thành điều gì từ cuộc sống có ý nghĩa riêng đối với mỗi người, khiến chúng tôi muốn giữ lại khoảnh khắc ấy.


Quầy trái cây nhiều màu sắc...

... hàng chả cá hấp dẫn...

... và đây "cây cột điện nở hoa"!

Và, còn có cả tấm ảnh tôi chụp mà tôi nghĩ là nó cũng sẽ gợi cho bạn một cảm giác ấm áp đầy tình thương... giữa khu chợ nhộp nhịp, xô bồ này...


... Bà và Cháu...

Tôi mong sẽ được học nhiều hơn về kỹ thuật chụp ảnh, hiểu rằng không những sẽ giúp tôi làm việc linh hoat, chủ động hơn, mà tôi còn có những phút thư giãn với ý nghĩ về tính nghệ thuật của những tấm ảnh do mình chụp. Cũng thú vị chứ sao!

Điều ít ai biết mà bây giờ tôi sẽ "bật mí", là sếp của tôi cũng là một tay mê nghệ thuật và sưu tầm ảnh đẹp. Dẫn chứng không gì dễ dàng tiếp cận hơn qua việc tham quan một chút trên website: www.matterhorncommunications.com. Nơi đây bạn sẽ thấy, với những ý tưởng độc đáo, riêng biệt và rất tinh tế, chúng tôi đã có một website tuyệt vời qua sự kết hợp với khả năng cảm thụ nghệ thuật và kỹ năng thực hành nhiếp ảnh.

Hãy làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp qua những khoảnh khắc mà bạn nắm bắt được, dù là đang công tác, học hành, hay du lịch, dã ngoại... Đừng quên chụp những nụ cười, biểu tượng của những khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc sống, "một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ!"...



Những nụ cười đem lại niềm vui!

Buổi chiều Sài Gòn, 14/05/2011





Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

RMIT Mentoring Program - Giao


Thầy Matt. Nghe lạ nhỉ, vì bất cứ cái tên Tây nào đặt sau chữ “thầy” nghe cũng không hợp.

Cách đây vài phút, tôi xem từ điển và thấy người ta ghi:

  • mentor /'mentɔ:/ người thầy thông thái, người cố vấn dày kinh nghiệm

Thì ra khi trường sắp đặt Matt làm mentor cho tôi, việc Matt là một người thông thái và có nhiều kinh nghiệm đã được khẳng định trước rồi.

Trong tháng 3 và tháng 4/2011, tôi gặp Matt ba lần ở Matterhorn Communications, và ở lại một ngày tại công ty, học thêm từ Matt và các chị nhân viên khác.

Ở Việt Nam tôi nghe hoài từ “dạy học,” nhưng nếu để ý, và tách từ ra, sẽ thấy có nhiều người dạy, mà lại rất khó để học. Vì lý do này, tôi quý Matt lắm, vì Matt chẳng bao giờ đưa ra bài học hay lời khuyên gì. Tôi chỉ cần hỏi, và Matt trả lời, rồi Matt hỏi ngược lại tôi. Nói lượm thượm một chút là, Matt dạy cho tôi cách học.

Nếu kể ra những gì tôi hiểu được từ những lần nói chuyện với Matt, bao gồm các kĩ năng quan trọng đúc kết từ 11 năm làm việc trong ngành Quan hệ Công chúng của Matt, chắc phải viết đến cúp điện hay hết giấy luôn ấy. Nhưng để tóm tắt một ý hay nhất, tôi nghĩ đó là cách Matt thể hiện (chứ không nói) rằng, làm việc trong bất cứ ngành nào (tất nhiên có cả Quan hệ Công chúng), thì sự thông minh và tấm lòng đều cần thiết ngang nhau. Chỉ cần xem nhẹ một yếu tố nào, thì sẽ không thành công, hoặc không vui vẻ.

Tôi nghĩ Matt là một trong những người, mà sau này nghĩ lại, tôi sẽ rất tự hào để nói, “A, đó là thầy tôi.” Không riêng tôi, mà có lẽ bất kì ai khi đã tiếp xúc với Matt, đều phải suy nghĩ về con người ấy, về bản thân mình, và mọi người nữa.

Tôi nhớ có mấy lần Matt gọi tôi là “em,” nhưng tôi không muốn gọi Matt là “anh,” vì tôi nghĩ “thầy Matt” nghe sẽ đúng hơn.

Giao.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

“Happy Hour”

Cũng như các đồng nghiệp khác, tôi luôn mong chờ đến chiều thứ sáu hàng tuần. Ngoài việc chúng tôi được thưởng thức các thức ăn nhẹ từ pizza, sushi, cho đến các món đặc sản của các vùng, miền, và “tám” , thì chúng tôi còn được tận hưởng một suất massage ngắn giữa giờ nữa.

Thực đơn tuần này đây!!!







Đối với dân văn phòng chúng ta thì thường hay bị mỏi gáy, vai và đau đầu. Vì vậy “dịch vụ” massage tận nơi cho nhân viên là một ý tưởng độc đáo của bạn Matt. Và thay vì thuê một kỹ thuật viên ở các spa, chúng tôi đã đến chỗ massage hội người mù thành phố, và đề nghị một kỹ thuật viên khiếm thị đến công ty vào mỗi chiều thứ sáu, như vậy cũng giúp cho bạn ấy phần nào thêm thu nhập.

Thay phiên nhau trong lúc giải lao và ăn nhẹ, từng người được massage cổ, vai, hoặc tùy theo yêu cầu của từng người trong khoảng 10-15 phút massage. Khỏi phải nói ai cũng “phê” thế nào khi được thư giãn kiểu này.

Nhìn hình là có thể thấy bạn Matt đang “phê” đây.



Hẹn "tái nạm" tuần sau nhé!

Chuyên

Cách nào để thuyết phục thành công?

Tôi thích mỗi chiều thứ 6. Công việc có vẻ nhẹ hơn, tâm lý cũng thư thả, thoải mái. Mọi người gần gũi với nhau, vừa chia sẻ kinh nghiệm công việc PR trong tuần, vừa nhấm nháp món ăn và được massage ngay tại công ty Matterhorn – đấy là khoảng thời gian mà tôi coi là thời khắc “chăm sóc bản thân miễn phí” quý báu mà vẫn được trả lương. ;-)

Cuối tuần trước là một ngoại lệ. Matterhorn

Anh Matt phấn khởi giới thiệu mọi người một video clip về 6 nguyên tắc thuyết phục thành công (6 principles of influence) của chuyên gia tâm lý Robert Cialdini nổi tiếng. 6 nguyên tắc này nằm trong cuốn “Influence: The Psychology of Persuasion” và đánh giá là National Bestseller. Cuốn sách là thành quả từ cuộc nghiên cứu 30 năm ròng rã của tác giả Robert Cialdini cùng các cộng sự của mình. Cũng giống như Matt, tôi rất tâm đắc với những điều chia sẻ tâm huyết trong quyển sách này. 



Lợi ích của sách này ư? Nội dung của 6 nguyên tắc chính là để giải đáp vấn đề “Tại sao cũng cùng câu hỏi mà tôi bị từ chối trước đó, nhưng với cách diễn đạt khác, tôi lại nhận được sự chấp thuận?”

6 nguyên tắc ấy là gì? Nó bao gồm Sự cam kết (Commitment), Sự đền đáp (Reciprocation), Hiệu ứng số đông (Social Proof), Sự công nhận của đại diện có uy tín/thẩm quyền (Authority), Sở thích (Liking) và Sự khan hiếm (Scracity).

Giải thích nôm na như thế này.
Khi ai đó cam kết điều gì và thể hiện nó rõ ràng (bằng lời nói, bằng hình thức viết…). Họ có khuynh hướng thực hiện lời cam kết của mình hơn là ta cứ để họ tự nhủ trong đầu. Đó là sự Cam kết.

Khi bạn giúp đỡ ai đó điều gì, đối phương cảm thấy họ nợ bạn và sẽ có hành động đáp trả lại lòng tốt của bạn theo một cách tương đương. Đó là sự Đền đáp.





Một cửa hiệu bán điện thoại thứ nhất đông khách, bên cạnh là một cửa hàng vắng khách. Tôi sẽ chọn cửa hiệu đông khách để bước vào. Đó là vì tôi bị ảnh hưởng bởi Hiệu ứng số đông do cửa hiệu thứ nhất tạo ra.

Một bác sĩ có tiếng của bệnh viện Nhi đồng có nhận xét tốt về một loại sữa. Ông ta đã gây  dựng được sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với loại sữa đó bởi vì đơn giản họ tin tưởng sự đánh giá chuyên môn của ông bởi vì ông là bác sĩ nổi tiếng. Đó giải thích cho nguyên tắc Sự công nhận của đại diện uy tín/thẩm quyền.

Tôi thích giọng ca khỏe khoắn của Mỹ Tâm. Nên khi thấy Mỹ Tâm thích uống Pepsi, tôi sẽ bắt chước uống Pepsi giống cô ấy. Tôi bị Mỹ Tâm thuyết phục vì tôi thích Mỹ Tâm. Đó là ví dụ về nguyên tắc Sở thích. Matterhorn

Hãy xem bạn sẽ có phản ứng như thế nào đối với những câu bên dưới :
« Này, cửa hàng ABC mai bán iPad 2. Đi không? »
« Này, cửa hàng ABC mai bán iPad 2, loại mà mọi người đang bàn tán và truy lùng bữa giờ. Đi không?  »
« Này, cửa hàng ABC mai bán iPad 2, bên Mỹ có người đặt hàng cả mấy tháng trời mới có. Ở Việt Nam, chỉ có cửa hàng này có tay trong ở công ty ấy, xách tay về Việt Nam duy nhất 1 cái ngày mai, còn mấy tiệm khác thì tháng sau mới có.  Đi không? »

Câu thứ 3 nghe hấp dẫn hơn cả, bạn tâm lý đi vì bạn muốn sở hữu độc quyền iPad sớm nhất khi cả thị trường Việt Nam chưa ai có.

Ví dụ này đã giúp bạn hiểu về nguyên tắc Sự Khan hiếm chưa ? Bạn có khuynh hướng thích sở hữu những gì khó kiếm hơn những thứ mà ai cũng đều có.

Có thể, chúng ta hằng ngày vẫn ứng dụng những nguyên tắc này để có được sự đồng ý, chấp nhận của đối phương mà không hề hay biết. Hãy kiểm nghiệm thử xem nhé.

Hy vọng những chia sẻ về nguyên tắc này sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc thuyết phục khách hàng «say Yes » cho các kế hoạch truyền thông của bạn.

Mến,
Diễm Hà
_____________________________________________________________________

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

Greetings from Sapa



hi guys

Just done a big motorbike trip for the long weekend here, so thought I would just post a note to say 'Greetings From Sapa'.

This was taken just outside a minority village near Nghia Lo with a Diana Camera...came out looking pretty cool, even though it looks like my backpack is about to fall off!

Project for Levi's out in Ninh Binh coming up tomorrow that should be fun, back to HCMC on Friday. 

Matt