Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Đạo đức trong PR (Public Relations Ethics)

Hôm nay chúng tôi lại thảo luận tiếp về cuốn sách của Joy Chia.

Chương 4 của cuốn sách này bàn về vấn đề đạo đức trong ngành PR. Đây là một vấn đề nhạy cảm và khá “trừu tượng” nhưng luôn luôn xuất hiện trong mọi tình huống. Ở đây, chúng tôi chỉ “luận bàn” theo những điều trong cuốn sách đề cập đến.

Khi mà PR cũng tiến triển từ chức năng xây dựng hình ảnh đến vai trò quản lý uy tín và các mối quan hệ trong một tổ chức, thì đạo đức ngày càng trở thành tâm điểm của các lý luận và thực hành công việc quan hệ công chúng.

Ở đây tôi cũng không cần phải nêu ra định nghĩa của Chia về đạo đức. Trong chương này, cô ấy nêu 10 giá trị do Michael Josephson đưa ra, và theo ông, thì 10 giá trị này cần phải toàn cầu hóa (universal), nghĩa là luôn luôn đúng với mọi nền văn hóa, mọi quốc gia và mọi thời đại. Các giá trị đấy là:

  1. Trung thực
  2. Liêm chính
  3. Giữ lời hứa
  4. Trung thành
  5. Công bằng
  6. Quan tâm đến người khác
  7. Tôn trọng người khác
  8. Công dân có trách nhiệm
  9. Cầu toàn
  10. Nhận trách nhiệm

Vậy theo bạn, ông Michael có đúng hay không? Trong buổi thảo luận, chúng tôi cùng nghiên cứu về việc này, xem có phải các điều đấy là luôn luôn universal?. Có một số điều mà xã hội chúng ta chấp nhận được, công nhận, nhưng ở xã hội khác thì điều đấy lại không, bị nghiêm cấm. Có những điều đúng với suy nghĩ của thế hệ ông bà chúng ta, nhưng không hẳn là đúng với thế hệ của con tôi.

Để dễ dàng nhận định thế nào là việc làm không đúng đạo đức, chúng ta hãy xem một số việc làm bị coi là không đúng. Chúng tôi thảo luận về một số tình huống khác nhau đã từng xảy ra trong ngành PR, trong đó cũng có tình huống của WalMarting Across America mà nhiều người đã biết đến . Trong những tình huống như vậy, dư luận không chỉ trích các công ty về các thông tin họ đã cung cấp cho đại chúng, nhưng mọi người đều lên án các công ty này về việc không rõ ràng, không minh bạch ngày từ đầu, cách mà họ truyền thông tin đến đại chúng.

Trước buổi thảo luận này, nhân giờ ăn trưa, chúng tôi đã cùng nhau xem lại bộ phim Thank You For Smoking (Reitman 2006). Bộ phim này cũng đã khá lâu và cũng rất xuất sắc. Từ đầu đến cuối bộ phim, các bạn cũng có thể thấy anh chàng Nick Naylor, đại diện cho ngành công nghiệp thuốc lá, không phải là một người xấu đúng không, anh ta cũng chẳng hề nói dối, nhưng liệu anh ta hành động có đạo đức hay không? Vậy chúng ta thấy, trong công việc PR cũng vậy, không chỉ đơn giản chúng ta là người tốt, là luôn làm đúng đạo đức. Chúng ta cần nhận diện ra các vấn đề đạo đức trong mọi tình huống.

Như trong cuốn sách đưa ra, để thực hiện được điều này, người làm công việc PR luôn luôn phải: 1. Có sự tự nguyện, thiện chí- luôn đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu. 2. Có sự hiểu biết, kiến thức – bằng cách tích lũy từ “học” và “hành” và 3. Có kỹ năng – kỹ năng để thảo luận, thực hành, kết hợp, chọn lọc và áp dụng các kiến thức và sự hiểu biết của mình trong các họat động PR thường xuyên.

Trong chương này, cô ấy cũng đưa ra các cách mà người ta suy nghĩ về đạo đức. Theo tiếng Anh thì gọi là: virtue, deontology và consequentialism, đại khái là”

  • Virtue: người theo thuyết này sẽ hỏi “Tôi nên trở thành người như thế nào?”. Họ luôn quan tâm về dạng người mà họ muốn trở thành, và định hướng để sống và cư xử theo những cách tốt nhất để điều đó thành sự thật.
  • Deontology: người theo thuyết này sẽ hỏi “Nhiệm vụ của tôi là gì? Những nhân viên PR theo trường phái này luôn hành động để đáp ứng được các quy định, luật lệ, nguyên tắc
  • Consequentialism: người theo thuyết này sẽ hỏi “Thế giới phải trở thành như thế nào?”. Đại khái là những người theo suy nghĩ này thường dùng mục đích biện minh cho phương tiện (chấp nhận dùng cả phương cách bất chính để đạt mục đích.) Bạn có thể dành vài phút xem đoạn video dưới đây để hiểu thêm về triết lý của Immanuel Kant nhé.



Trong chương này cô Chia cũng đưa ra nhiều luật, qui định về vấn đề đạo đức trong PR của các nước khác nhau mà nếu có dịp, các bạn nên tham khảo thêm nhé. Tóm lại để chúng ta có thể làm các họat động PR được xem là có đạo đức, cô Joy đưa ra một tháp hành động hướng dẫn những người làm PR. Các bạn tham khảo bên dưới nhé.



Chuyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét