
Matterhorn Communications: The Leading Public Relations Firm in Vietnam
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011
Ngày thứ sáu khó quên

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
Phương pháp của McKinsey khi giải quyết vấn đề trong kinh doanh
McKinsey là một trong những công ty tư vấn hàng đầu tại Mỹ, khách hàng của họ phần lớn là các công ty trong danh sách Fortune 50. “Khi nói đến McKinsey, là nói đến quản trị, cũng như khi nhắc đến Cartier, người ta nghĩ ngay đến nữ trang. Không một công ty ty vấn nào nổi tiếng, được săn đón và thành công như McKinsey & Company.”-Theo The Wich Doors.
Từ những kinh nghiệm tích lũy được trong khi làm việc tại McKinsey, cũng như những bài phỏng vấn với những người đã và đang làm việc tại McKinsey, tác giả cuốn sách đã giới thiệu về cách mà các McKinsey-ite tư duy, các phương pháp làm việc để giải quyết vấn đề và cách mà họ “bán” các giải pháp của họ cho khách hàng.
The McKinsey Way giới thiệu những phương pháp hiệu quả để tiếp cận và giải quyết những vấn đề nan giải nhất trong kinh doanh, đó là những phương cách mà bạn có thể áp dụng cho bất kỳ công ty nào. Qua cuốn sách, tác giả nhấn mạnh cách đào tạo khắt khe nhân viên cấu trúc hóa trong mỗi khía cạnh họ tiếp cận để tìm ra các giải pháp cho vấn đề kinh doanh. Bạn có thể hình dung cách của McKinsey như sơ đồ bên dưới:
Cách tư duy về những vấn đề trong kinh doanh
Điều mà tôi tâm đắc trong cuốn sách này, và cũng là đúng với công việc PR Consutant là giải quyết vấn đề phải bắt đầu bằng dữ kiện, thông tin thực tế (Fact-based). Khi chúng ta bắt đầu giải quyết vấn đề, chúng ta nên thu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt. Phần lớn nhân viên tư vấn là những người khái quát hóa, có kiến thức và kỹ năng rộng trong nhiều lãnh vực khác nhau, chứ không phải là một chuyên gia trong một lãnh vực nào đấy, ngay cả khi bạn là một nhân viên tư vấn dày dạn kinh nghiệm cũng vậy. Khi đấy, dữ kiện sẽ bù đắp cho các phản xạ theo bản năng. McKinsey sẽ bắt đầu từ những thông tin thực tế.
Kế đến, dữ kiện thực tế sẽ giúp bạn gia tăng uy tín của bạn, củng cố lòng tin của khách hàng. Bạn nghĩ xem cho dù bạn ra trường với các tấm bằng loại ưu, đã qua vài năm kinh nghiệm, cũng tham gia được một số dự án lớn, nhưng phải thuyết trình trước một CEO hàng đầu, trong Fortune 50, tuổi cũng hơn bạn một, hai con giáp trở lên, thì không dễ gì bạn có thể thuyết phục được ông ta tin bạn nếu bạn không có trong tay những thông tin thực tế có đủ sức nặng để ủng hộ bạn. Cũng như trong các thông cáo báo chí mà chúng tôi thường viết, nếu có đầy đủ các số liệu, nguồn trích dẫn đáng tin cậy, bao giờ cũng thuyết phục được giới truyền thông.
Trốn chạy sự thật chính là chuốc lấy thất bại, bởi vì sớm muộn gì sự thật cũng được phơi bày. Bạn không nên sợ nó, hãy săn lùng nó, sử dụng nó chứ đừng sợ nó.
Khi tập trung lại các vấn đề gây ra khó khăn cho kinh doanh, chúng ta hãy tập trung lại tất cả các yếu tố thể hiện được tất cả mọi khía cạnh nhưng tránh trùng lắp, chồng chéo lẫn nhau. Phương pháp đấy trong McKinsey gọi là MECE (“me-see”), “mutually exclusive, collectively exhaustive”. MECE giúp bạn lên cơ cấu cho một tư duy rõ ràng nhất đối với bạn (nhờ vậy, hạn chế được những điểm mơ hồ) và đạt đến độ hoàn chỉnh nhất.
Khi đã có dữ kiện và các vấn đề MECE, bạn bắt đầu tạo ra giả thiết ban đầu – “tìm kiếm giải pháp cho vấn đề trước khi bạn bắt đầu”. Giả thiết ban đầu chính là bản đồ cho hành trình giải quyết vấn đề. Nhưng cũng nên nhớ rằng mỗi giả thiết ban đầu đơn thuần chỉ là lý thuyết nên có thể được chứng minh là đúng hay bị bác bỏ khi sai. Và hãy nhớ bước đầu tiên để tạo ra giả thiết như vậy chính là hãy bắt đầu từ thực tế. Và sau đó, bạn hãy tiến hành kiểm tra giả thiết. Bằng cách nào? Động não. Đó là lý do tại sao việc giải quyết vấn đề không phải là một cuộc phiêu lưu đơn lẻ. Bạn còn cần những vấn đề khác để chọn lọc ý tưởng của bạn, cho ra một giải pháp phù hợp với khách hàng.
Làm việc để giải quyết vấn đề
Theo McKinsey, mô hình giải quyết vấn đề mỗi ngày là: nghiên cứu, phỏng vấn và động não. Bạn hãy nghiên cứu thật nhiều thông tin, tìm kiếm trên báo chí, internet, hãy xem các báo cáo thường niên của khách hàng. Chúng sẽ cho bạn ý tưởng đặc thù, những cách thực hành tốt nhất, và hiểu thêm một số vấn đề hiện tại mà lãnh vực khách hàng bạn đang phải đối mặt.
Thông tin bạn tìm kiếm được sẽ là thông tin chung chung, còn những điều chi tiết của vấn đề là sẽ do những nhân viên của khách hàng bạn cung cấp. Bạn hãy phỏng vấn họ, lắng nghe, ghi chú tất cả, từ những kinh nghiệm đến những chuyện vặt của họ, tất cả sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn cần thiết vào các vấn đề. Vì vậy, bạn hãy đi đến nói chuyện với họ nhé.
Cập nhật mỗi vấn đề, tập trung kết quả của nghiên cứu và phỏng vấn, chúng sẽ tạo thành các giả thiết chính nó. Nhưng công việc thực sự của việc giải quyết vấn đề chỉ bắt đầu với động não. Động não để chọn ra giả thiết của mọi người để đi đến giải pháp. Động não là một qui trình của tư vấn chiến lược. Đó cũng chính là cái mà khách hàng thực sự muốn mua.
Bán giải pháp
Cho dù được nghiên cứu, phân tích, hay giải quyết hay đến đâu nữa, thì giải pháp tốt nhất cũng trở nên vô dụng nếu như khách hàng bạn không mua nó. Để khách hàng chịu mua nó, bạn phải biết cách bán nó. Một trong những yếu tố của việc “bán” đó là phần thuyết trình. Phương pháp của McKinsey sẽ giúp bạn xây dựng một bài thuyết trình để truyền đạt ý tưởng của bạn đến khán giả. Để bài thuyết trình của mình thành công, bạn cần dẫn dắt khán giả theo từng bước logic, rõ ràng và dễ theo dõi. Theo McKinsey, việc bán không phải đến vào lúc diễn ra bài thuyết trình, mà nó đã được thực hiện tốt trước khi mọi người tập trung vào phòng để nghe thuyết trình. Bạn hãy làm việc với những người tham gia, đưa họ đến với những khám phá của bạn trước khi tập trung họ vào phòng.
Thông tin là yếu tố sống còn trong việc điều hành nhóm. Truyền thông nội bộ hay truyền thông với đội ngũ nhân viên liên quan của khách hàng đều rất quan trọng. Nhóm nhân viên của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong bất kỳ một cam kết nào, và vì vậy điều quan trọng là bạn hãy kéo được họ về phe của bạn. Trong McKinsey, thứ bậc ưu tiên là khách hàng, công ty và bạn. Và nếu không được khách hàng ủng hộ, dự án của bạn sẽ giậm chân tại chỗ. Vì vậy, hãy làm sao để khách hàng luôn đồng hành với bạn qua việc tham gia tích cực vào dự án.
Tóm lại, các vấn đề cốt lõi của cuốn sách là cách cấu trúc hóa suy nghĩ, phân tích và truyền thông của bạn cho việc giải quyết vấn đề hiệu quả.
Bạn có thể xem qua một vài slide tóm tắt các ý chính của cuốn sách.
Minh Chuyên
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011
Company Trip 2011 - Phnom Penh
Chuyến du lịch trong khuôn khổ hoạt động teambuilding đến đất nước Cambodia dành cho các thành viên trong công ty mình quả là một cơ hội tuyệt vời! Chỉ đơn giản là mua một vé xe buýt, và đi qua các nẻo đường từ Việt Nam qua Cambodia thông qua cửa khấu Mộc Bài là bạn đã thực hiện được chuyến du lịch ngoài nước rồi đấy! Nơi dừng chân là Phnom Penh-thủ đô của Vương quốc Cambodia- vốn là một điểm đến yên bình lắm. Trên đường đi, bạn có thể bắt gặp nhiều khung cảnh mới lạ, những người lạ và văn hóa lạ. Dừng ở bến phà đi qua con sông dẫn đến thủ đô Phnom Pênh, bạn cũng có thể kịp nhìn thấy cảnh buôn bán tấp nập mang nét rất đặc trưng của khu vực châu Á, nhưng thêm vào đó là những sản phẩm quái lạ, có người cho là ghê rợn, bởi đó là những loại thực phẩm làm từ côn trùng. Những người buôn bán xếp những con vật ấy (dế, gián, bọ cạp, nhện, thằn lằn, nhái…) –vốn đã được chế biến, thơm và bóng bẩy đẹp mắt, vun tròn trên chiếc mâm đội trên đầu. Tôi đã nghĩ đây là điều tạo nên sự khác biệt cho Cambodia.
Khi đến được Phnom Penh, thành phố khiến chúng tôi ngạc nhiên bởi cho dù đây là địa điểm du lịch của một quốc gia nghèo, nhưng môi trường được giữ khá sạch sẽ với mật độ giao thông không quá gây nghẹt thở. Chúng tôi di chuyển trên những chiếc xe Tuk-Tuk rất linh hoạt, với những tài xế rất dễ mến, mà chi phí cũng không cao-chỉ với trung bình 2 USD cho bất kỳ những điểm đến trong thành phố. Nơi chúng tôi ở trọ lại là khách sạn CARA trên đường Sangkat Srass Chork , một trong những khách sạn đẹp nhất ở đây. Còn sớm để chúng tôi có thời gian được dẫn đến khu chợ trung tâm (the Central Market - Psah Thmay như cách người Kh’mer thường gọi), sau đó là cùng chia sẻ ly trà hay cà phê giải khát.
Về lại khách sạn trút sự bụi bặm của cả ngày rong ruổi, chúng tôi chuẩn bị cho một buổi ăn tối cùng nhau. Nhà hàng Romdeng mà chúng tôi đặt trước mang đến cả một phong cách ẩm thực khác. Một chút phong cách Thái với món cà ri, đặc sản kiến xào bò với các loại thảo mộc..., tráng miệng với chuối chiên nóng ăn với kem lạnh, bánh kếp cũng có kem, và cả món xôi xoài. Buổi tối hôm ấy chúng tôi đã thực sự gần nhau hơn, bởi được cùng chia sẻ niềm vui được thưởng thức ẩm thực xứ người một cách thư giãn. Sau bữa tối là một chuyến đi bách bộ cùng nhau, ghé vào một quán bar khi đã mỏi chân, chúng tôi cùng chia khoảnh khắc xem trận đấu giữa Arsenal và Liverpool hào hứng, và chúng tôi, mỗi người một B52. Thật tuyệt vời khi bạn được cùng thưởng thức thức uống ấy mà không lo ngày mai nhức đầu, không dậy nổi để đi làm J. Đến đây thì phải nên nói cảm ơn Vickie, một đồng nghiệp của tôi, vì những việc cô ấy đã làm, sắp xếp chỗ nghỉ chân, phương tiện đi lại, cũng như nơi chốn cho những buổi khám phá nghệ thuật ẩm thực ở đây.Ngày thứ hai của chuyến du lịch bắt đầu khi mọi người gặp lại nhau tại khu vực ăn sáng kiểu buffet của khách sạn. Yên tĩnh, sạch sẽ, và phục vụ chu đáo là những điều khiến người ta yêu mến nơi đây. Sau phút điểm danh là hành trình đi tham quan nhà tù S21 (còn gọi là Bảo tàng Diệt chủng Toul Sleng) tại khu phố Toul Svay Prey, rồi đến Cánh đồng Chết (the Killing Field) ở ngoại ô Phnom Penh. Một cuộc tham quan khiến mỗi người trong chúng tôi đều rùng mình bởi lịch sử của nó.
Mọi người thấn mệt trong chuyến ra ngoại ô này, nên được dẫn đến nhà hàng FCC vốn rất nổi tiếng đối với du khách đến Phnom Penh. Chúng tôi đã rất thoải mái ở đây. Quãng thời gian tuyệt vời. Đợi đến 2h chiều, là giờ mở cửa Cung điện Hoàng gia (the Royal Palace). Chúng tôi còn được nhìn ngắm ngôi chùa Vàng, chùa Bạc cùng với tượng Đức Phật Ngọc Lục Bảo, cùng vô số tượng Phật có mạ vàng, đặc biệt là có cả bức tượng Phật Vàng khối nặng 90 kg nạm kim cương. Tối đến, chúng tôi được trải nghiệm không khí tại Casino NagaWorld náo nhiệt, rồi đến một quán nhỏ nằm ngay góc đường thuộc khu vực khách du lịch, tự thưởng mình với những ly Tequilla, bia và khung cảnh vui nhộn đối diện bờ sông. Buổi sáng của ngày thứ ba, mọi người lại háo hức với chuyến mua sắm đến Chợ Nga (Russia Market). Nhiều thứ để mua sắm, mà chỉ với từ 2 USD. Còn gì tuyệt hơn nhỉ?! Chỉ một buổi sáng nên mọi người tiếc ngẩn ngơ, vì 2h chiều phải lên xe về lại Sài Gòn.
Phnom Penh không giàu có, nhưng nhiều đền đài khắc sâu nền văn hóa của người dân Cambodia. Biết ơn tất cả đồng nghiệp đã chia sẻ thời gian cùng tôi khi ở Phnom Penh.Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
Kỷ niệm một năm làm việc tại Matterhorn
Hôm qua là đúng một năm mình làm việc tại Matterhorn , mình cũng không ngờ là nhanh đến vậy. Như thường lệ, mỗi khi nhân viên làm việc tại công ty tròn một năm , sếp lại tổ chức một buổi tiệc nho nhỏ để kỷ niệm . Đây là nét văn hóa công ty độc đáo của Matterhorn mà mình chưa từng thấy ở những công ty cũ trước đây. Điều đặc biệt là món quà sẽ do sếp trực tiếp chuẩn bị và mọi người hoàn toàn không biết đó là gì. Hơn thế nữa, sếp làm điều này với tâm trạng đặc biệt thích thú chứ không phải chỉ như làm một nhiệm vụ bắt buộc.
Đây là hình ảnh sếp chuẩn bị quà, và quà của sếp luôn luôn đầy bất ngờ cũng như tính chất của ngành PR.
Quà của mình là trái dưa hấu gắn đèn cầy sinh nhật ( hôm trước quà của Ngọc là hộp bún chả cũng gắn đèn cầy, hi hi). Mọi người nói rằng ruột trái dưa hấu màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, chắc là sắp tới mình sẽ gặp thật nhiều may mắn (^~^)
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011
RMIT interview with Nguyen
It has been a busy week for RMIT and Matterhorn Communications!
As per our previous few posts, we have completed the program with two students - Dat and Yen - been to a luncheon for the Professional Communications Mentors, and hosted a field trip here, as written up by Ning.
In her post she mentioned that Nguyen - one of her classmates - had a lot of excellent questions, and we asked if she would like to come back in and discuss some of her questions in more depth.
We had attempted to video this session, but unfortunately my camera let us down. As such, Nguyen offered up her voice recorder, and the interview can be heard in the Youtube link above.
Thanks Nguyen - was great to meet you, and hope that the session was beneficial for you.
RMIT mentor program - Yen
Chương trình mentoring của trường RMIT đã cho tôi một cơ hôi quý giá để gặp gỡ và trò chuyện với chị Chuyên của công ty Matterhorn. Đúng như theo lời cô giáo của tôi nói, chị Chuyên là một người rất dễ thương và gần gũi khi làm việc chung. Ấn tượng chị để lại cho tôi là một người sếp cấp cao nhiều kinh nghiệm và tài giỏi, nhưng vẫn rất giản dị và sẵn sàng chia sẻ các bí kíp làm việc của chị. Chị nói cho tôi nghe nhiều chuyện về công việc, về cách làm việc và tạo dựng mối quan hệ với phóng viên, và cách chị quản lý nhân viên cũng như duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp. Qua những điều chị chia sẻ, tôi nhận biết được điểm khác biệt giữa những điều trong sách vở và cách làm PR trong thực tế. Đó mới thực sự là những điều tôi quan tâm khi ra đời và làm việc.
Một điều rất thú vị, và với tôi là cả sự may mắn nữa, khi mà thông thường, chỉ có một mentor kèm hai học sinh, nhưng với tôi là một học sinh mà có đến hai mentor, vì sự có mặt của Matt – Giám đốc công ty trong các cuộc hẹn giữa tôi và chị Chuyên. Matt hài hước, đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về Matt. Matt chia sẻ cho tôi kinh nghiệm và suy nghĩ của Matt theo một phương diện rất khác, có thể do Matt là một người nước ngoài, một giám đốc cấp cao, hoặc như theo Matt nói thì là một “oppressed minority” – “một người dân tộc thiểu số bị đàn áp” khi làm việc tại Việt Nam. Cách Matt nhìn nhận vấn đề thật thẳng thắn và thấu đáo, thể hiện sự dày dạn kinh nghiệm của Matt sau 8 năm làm việc tại Việt Nam.
Những câu chuyện của cả chị Chuyên và Matt chia sẽ đều đem đến cho tôi những cái nhìn khác nhau từ nhiều phía, nhưng những cách suy nghĩ, cách làm việc và giải quyết vấn đề dù khác nhau thì cũng chỉ nhắm đến một mục đích duy nhất, đó là hiệu quả công việc. Chị Chuyên nói rằng, dù trong công việc có xảy ra mâu thuẫn, dù cho em và các nhân viên có thù hằn và ghét nhau đến mấy thì khi vào đến công ty, phải dẹp bỏ những chuyện đó sang một bên và phải hợp tác để phục vụ cho công việc, phục vụ cho khách hàng. Vào lần gặp nhau cuối cùng, chị Chuyên và Matt đã để lại cho tôi một bài học mà tôi chắc chắn sẽ không quên được, đó là PR consultant còn được gọi là “consultant ôm”. Cũng như bia ôm hay karaoke ôm, làm PR cần phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ, phải biết cách nhẫn nhịn và chịu đựng, và phải biết thuyết phục để làm hài lòng và dung hòa mối quan hệ của cả khách hàng của mình và truyền thông.
Có thể nói, chị Chuyên và Matt là những người supervisors đầu tiên của tôi khi đứng trước cánh cửa của ngành PR đầy thách thức. Những kinh nghiệm mà chị Chuyên và Matt chia sẽ chắc chắn sẽ là những bài học quý giá cho tôi khi đi làm. Xin cám ơn chị Chuyên, Matt và công ty Matterhorn rất nhiều!
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011
RMIT mentor program - Dat
- Matt
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người ở công ty Matterhorn Communications, đặc biệt là Matt, người thầy thông thái của tôi trong chương trình Mentor của đại học RMIT. Nói đến Matterhorn, chắc hẳn ai trong ngành cũng sẽ nhớ đến cái tên Matthew Underwood. Khi nhắc đến Matthew Underwood, ai cũng sẽ nghĩ tới Matterhorn. Vì Matterhorn có được thành công như ngày hôm nay là nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của Matt và các nhân viên năng động của ông. Vì vậy, thật là vinh hạnh cho tôi khi được Matt dìu dắt bước những bước đi đầu tiên trong ngành Truyền Thông Chuyên Nghiệp.
Sau khi nhận được thông báo chính thức về việc mình sẽ kiến tập ở công ty Matterhorn, tôi đã chuẩn bị kế hoạch để làm giàu thêm hành trang kiến thức của mình. Tôi đã có vinh dự được học hỏi với Matt ba lần tại công ty. Trước đó, tôi và Matt đã có dịp gặp nhau một lần tại RMIT, trong lớp học Quản Lý Khách Hàng. Matt đến tham dự với tư cách là một khách mời, và tôi đã ít nhiều nhận thấy sự thông thái và phong thái tự tin của người đàn ông trung niên này thông qua cách thuyết trình và trả lời câu hỏi rất độc đáo. Thật bất ngờ, chỉ khoảng 2 tháng sau, tôi đã trở thành người học trò của ông ấy.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong nghề Quan Hệ Công Chúng, Matt đã cho tôi thấy được một cái nhìn tổng thể khách quan, không chỉ về môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn về cả một ngành truyền thông năng động đầy sáng tạo. Điển hình trong đó là việc quản lý và giải quyết các vấn đề nảy sinh mâu thuẫn trong môi trường làm việc hiện đại, và “nghệ thuật” giao tiếp với báo chí trong ngành. Chúng tôi đã có những buổi trò chuyện rất ý nghĩa và thân mật, điều làm tôi cảm thấy rất thoải mái trong khoảng thời gian có mặt tại công ty. Matt không những đưa ra những bài học bổ ích mà còn cho tôi những lời khuyên hay mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Mặc dù hầu hết các ý kiến đó đều xuất phát từ một người có vị trí cao trong xã hội, có tầm nhìn và kiến thức uyên bác của một người lãnh đạo tài năng, tôi vẫn cảm thụ được những bài học bổ ích dành cho mình.
Một trong những bài học mà tôi cảm thụ được từ người thầy đáng quí ấy, đó là hãy làm công việc với tất cả niềm đam mê và sự nhiệt huyết mình có, rồi mình sẽ cảm nhận được thành công ở trước mắt. Tuổi trẻ mang trái tim tràn đầy nhiệt huyết và khát khao. Cho nên, các bạn trẻ hãy cống hiến hết mình cho cuộc đời khi còn có thể. Thời gian trôi qua thật nhanh, mỗi lần đến công ty tôi lại có cảm giác thật mới mẻ. Sau những cuộc trò chuyện với Matt, kiến thức nhỏ bé của tôi về ngành Truyền thông nói chung, và Quan hệ công chúng nói riêng, đã được thêm vào rất nhiều. Người ta nói rằng, với một chữ “nếu”, người ta có thể nhét cả Paris vào trong một cái chai. Với tôi, nếu có dịp lại được làm việc với Matt và những cộng sự chuyên nghiệp và năng động của ông ấy, tôi tin tưởng rằng sự nghiệp của mình sẽ được phát triển một cách nhanh chóng, một khởi đầu mạnh mẽ cho rất nhiều hi vọng.
Tạm biệt Matt, hẹn gặp lại trong một ngày không xa!
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
Vịt con xuống nước
Chiều thứ 6 tuần này kết thúc trong khá là nhiều sự bất ngờ qua buổi trò chuyện ở Matterhorn. Cô Jade đã liên lạc và tạo điều kiện cho bọn mình có cơ hội đến tham quan công ty truyền thông Matterhorn. Bọn mình đã có một buổi tranh luận rất vui vẻ về các kinh nghiệm của các anh chị làm việc tại công ty, về thị trường hay khách hàng, và tất tần tật những thứ bọn mình có thể nghĩ ra để hỏi.
Khi mình tới nơi, anh Matt (mình xin mạn phép gọi như thế cho trẻ) và các chị đều đã có mặt, trong lúc chờ những người khác tới đông đủ, mọi người đã đùa giỡn vui vẻ một tí cho đỡ căng thẳng. Chỉ tội bạn Bảo hồi hộp quá mức nên suýt đền hai triệu vì làm rớt điện thoại của công ty. Buổi trò chuyện bắt đầu bằng phần tự giới thiệu của anh Matt về công ty và các thành viên khác, sau đó là a lê hấp, tới lượt bọn mình đặt câu hỏi. Thế nhưng đứa nào cũng ngại và ngồi im thin thít như vịt mới xuống nước lần đầu nên chị Nguyên đã xung phong đi trước.
Anh Matt có vẻ được chị Nguyên ưu ái đặt rất nhiều câu hỏi về thị trường hay là sự khác nhau giữa nền PR Việt Nam và PR nước ngoài. Còn chị Huyền thì chia sẻ những kinh nghiệm khi làm việc với phóng viên qua các cuộc họp báo hay tin tức bằng một giọng Hà Nội rất ấm. Trong khi đó chị Hà lại rất hào hứng kể về một vài câu chuyện ở công ty như Happy Hour, English Day hay là tiết mục massage cuối tuần và chia sẻ quan điểm của chị về môi trường làm việc. Mỗi người có một mục tiêu và yêu cầu khác nhau trong công việc và với chị điều kiện tiên quyết đó là môi trường làm việc thân thiện và đó cũng là lý do chị yêu quí và làm việc ở Matterhorn trong một thời gian khá dài. Ngoài ra chị và chị Chuyên cũng giải đáp thắc mắc của bạn Thúy về cách làm việc với một số khách hàng khó tính.
Mình cũng đã cố gắng hỏi chị Ngọc cũng như anh Matt một tí về sự khác biệt giữa kiến thức đã học và sau này khi đi thực tập và làm việc. Chị Ngọc cười bảo lúc đi thực tập và những gì đã học khác nhau lắm, vào làm rồi thấy cái gì cũng mới và anh Matt nhấn mạnh kiến thức chỉ là nền tảng. Lấy chị Ngọc làm ví dụ sống động, anh cũng đã truyền đạt lại một bí kíp để được giữ lại sau khi thực tập. Đó chính là làm phiền càng nhiều càng tốt. Hãy hỏi tất cả bằng tất cả nhiệt tình những gì mình không rõ, trở nên năng động thay vì chỉ ngồi ru rú trong góc cho qua ngày.
Mặc dù điều đáng buồn là bọn mình không có nhiều câu hỏi dồn dập và thay vào đó là vài nốt lặng *ôm mặt*. Thế nhưng, những gì các anh chị đã chia sẻ lại rất đáng quý. Không những giúp cho bọn mình có một cái nhìn sơ bộ về tình hình PR ở Việt Nam, cách làm việc và những chuyện ‘made in Vietnam’ giản dị và hài hước mà còn tạo ra một bầu không khí rất thân thiện và gần gũi. Thú thật, bây giờ nếu có thể, mình muốn được thực tập và làm việc ở Matterhorn vì các anh chị ở đây vui và dễ thương quá. Muốn làm việc hiệu quả ắt cần có một môi trường làm việc tốt. Mình chỉ hợp và mong muốn được hòa mình trong niềm vui chứ không đủ can đảm để gồng mình đeo vũ trang làm việc trong một nơi đầy thuốc súng đâu.
Ngồi kể tỉ mỉ chắc đến sáng mai mới hết nên mình tạm dừng với ảnh lưu niệm cả nhóm cùng anh Matt. Tiếc là các chị đi đâu hết trơn rồi. Hi vọng sắp tới bọn mình lại có điều kiện tham gia học hỏi những điều bổ ích như thế này.
Ning.
P/S:
1. Cho những anh chị nào còn thắc mắc em có phải là người Việt hay không. Xin thưa là em là người Việt 200%, không lai. Vì em sinh vào buổi sáng nên ông của em mới đặt một cái tên đảm-bảo-không-có-trong-từ-điển-tiếng-Việt như thế.
2. Chân thành cảm ơn chị Ngọc vì sự quan tâm bọn em qua những ly Coca mát lạnh *vỗ tay*.
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011
My First Friday at Matterhorn
Tôi biết là hầu hết ngày yêu thích của mọi người là thứ sáu nhưng tôi sẽ chỉ ra những lý do mà tại sao bây giờ thứ 6 hoàn toàn là ngày yêu thích của tôi (thường thường thì đó là thứ năm).
Để chào mừng tôi với tư cách là nhân viên mới nhất, cả công ty đã cùng nhau đi ăn dim sum vào buổi trưa tại nhà hàng Ocean Palace trên đường Lê Duẩn (và thật sự thì ăn ở đây rất là ngon). Thường thường thì đây không phải là nơi tôi ưu tiên để đến dùng bữa nhưng tôi đã quá đói vào lúc đó để nghĩ ra một nơi khác – và tôi mừng là tôi đã không làm vậy.
Bữa ăn còn trở nên thú vị hơn vì từ 1 giờ đến 5 giờ 30 chiều vào thứ sáu, tất cả các nhân viên sẽ chỉ được nói tiếng Anh. Điều này là vô cùng dễ dàng đối với tôi nhưng đối với số đông công ty thì khá là khó khăn, đặc biệt khi bạn phải trả 5000 VND tiền phạt cho mỗi từ tiếng Việt được nói ra. Và chỉ với 30 phút đầu tiên, số tiền đã lên đến 20,000 VND. Đương nhiên là món tráng miệng lúc sau đó đã làm cho số tiền phạt này thêm phần ngọt ngào hơn.
Khi trở về đến công ty, tiền phạt đã lên đến 40,000 VND khi thêm 2 nhân viên trong công ty cứ khăng khăng nói tiếng mẹ đẻ của họ. Nhưng mà việc đóng tiền phạt nhanh chóng bị quên đi khi một nhân viên xoa bóp đến từ dịch vụ xoa bóp của trường khiếm thị (tôi nghĩ là tôi đã chỉnh lại tên trường một cách khá là sắc sảo). Và đây thật sự là một cách không hề tệ để kết thúc tuần đầu tiên ở công ty.
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Zip ur lip or u will lose $$$?

Buổi chiều ngày thứ Năm hôm qua cả văn phòng lần đầu tiên thực hiện chiến dịch: "English day". Mục đích là nhằm giúp cải thiện trình độ Anh Văn đang ngày càng xuống cấp của mọi người. Hihi. Vì để mọi người cảm thấy không áp lực khi giao tiếp bằng Tiếng Anh, thì thời gian áp dụng bắt đầu từ 1p.m cho đến 5:30 p.m.
- Thứ nhất, chị Huyền chỉ thích nói tiếng Anh với anh Matt thôi....
- Thứ hai, chị Huyền biết thế nào mở miệng ra cũng mất tiền, nên đành thôi.
- .......và còn nhiều nữa.
Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011
Sophie Challenge Day
Các em học sinh rất vui vì bọn mình đến thăm


Sơn trường


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011
Vai trò của research (khảo sát) trong PR
Hôm qua, công ty Matterhorn tiếp tục trao đổi về cuốn sách của bà Joy Chia, lần này mình là người phải trình bày chương 5, nói về vai trò của research trong ngành truyền thông. Chương này khoảng 30 trang, viết khá là trừu tượng, cuối cùng Matt phải giải thích lại cho mình, rút ngắn lại một số trang trong sách.
- Khảo sát là quá trình đưa ra các câu hỏi để tìm câu trả lơì
- Khảo sát đóng vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn của ngành truyền thông, giúp đưa ra các dữ liệu, ý kiến, định hướng cho kế hoạch của khách hàng, đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
"How To Handle The Media" - Malaysian Business Chamber Seminar

Vì vậy, theo như tôi nghĩ, khóa học có vẻ thích hợp hơn đối với khán giả không chuyên hơn là các nhà tư vấn PR cấp cao.
Ralph giới thiệu về sự hợp nhất của truyền thông, và cách thức mà các công nghệ truyền thông hội tụ bằng cách này hay cách khác, xóa nhòa khoảng cách giữa blogs và tin tức, và tình cảnh tiến thoái lưỡng nan thú vị mà nhà báo phải luôn luôn để ý là lúc nào cũng khách quan, không được để những ý kiến và quan điểm cá nhân của mình ảnh hưởng đến thông tin bài viết.
Khi bàn bạc về sự hợp nhất của truyền thông, Ralph thảo luận tại sao ngày càng có ít tổ chức chuyên cung cấp thông tin, vì vậy có ít nhà báo hơn, kết quả dẫn việc là những người vẫn tiếp tục bám nghề thì trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Thế nhưng điều đầu tiên tôi phải thừa nhận là Ralph không thực sự hiểu sâu về bối cảnh truyền thông ở Việt Nam, thực tế là điều ngược lại đang xảy ra ở đây.
Việt Nam có khoảng 1200 tờ báo in, và hiện tại vẫn đang tăng trưởng. Các tạp chí mới vẫn được đều đặn giới thiệu, còn các tạp chí quốc tế thì tăng cường xuất bản các ấn phẩm địa phương, tạo ra tiềm năng to lớn cho việc thu hút độc giả và doanh thu quảng cáo. Cùng lúc đó, TV tiếp tục phát triển do vấn đề kiểm soát giấy phép đã được thông thoáng hơn cộng thêm nhiều hình thức chi trả được áp dụng và dĩ nhiên, truyền thông trực tuyến cũng đóng góp (hơn là thay thế) truyền thông in ấn.
Thêm một lưu ý nhỏ, tôi đã từng có dịp xem một bài phát biểu cố gắng trình bày rằng con số 1200 đầu báo này là nhỏ - và làm một so sánh với Ấn Độ. Dân số Ấn Độ đông hơn Việt Nam gấp 14 lần, và có hàng trăm ngôn ngữ khác nhau, điều này khiến so sánh trở nên vô cùng khập khiễng. Truyền thông Việt Nam, tính theo đầu người, vẫn rất lớn.
Ralph tiếp tục thảo luận về những cách thức mà các quốc gia châu Á tạo ra thế giới tin tức – đây là một cách nhìn không rõ ràng cho lắm nhưng khá là sát với thực tế. Những thông tin thường hoặc tập trung vào thảm họa thiên nhiên, biến động lớn về chính trị, tin kinh tế quan trọng, hoặc là những thứ liên quan đến Trung Quốc, cho thấy việc quốc gia này gia tăng tầm ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới.
Tiếp theo Ralph đưa ra một vài đề xuất cho việc quản lý truyền thông – phải thừa nhận là điều này khá thô sơ với khán giả làm việc trong lĩnh vực truyền thông, nhưng xin được nói lại, đối tượng mà Ralph đang giao tiếp không phải là 1 chuyên gia về PR.
1 vài đề xuất chẳng hạn như: người đại diện của Công ty với truyền thông luôn phải là người chuyên nghiệp nhất, đảm bảo rằng người đó có những câu phát biểu chính xác và hơn thế nữa . Và vì bất cứ lí do gì, người phát ngôn không được tùy tiện bình luận về 1 vấn đề, không nên quá cởi mở với nhà báo, nhưng cũng không được lẩn tránh, thoái thác, và cuối cùng là, truyền thông sẽ ưu ái cho công ty nào sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác và đúng lúc cho báo chí.
Ralph không quên nhắc nhở rằng tất cả các thông cáo báo chí phải luôn luôn có thông tin liên lạc – điều này làm tôi nhớ cách đây một vài năm, khi một người bạn là nhà báo của tôi cố gắng xoay xở đủ mọi cách để tìm xem ai đã fax cho cô ấy 1 bản thông cáo báo chí về 1 ban nhạc mà cô ấy rất muốn biết, cuối cùng cô ấy bỏ cuộc. Và nhớ là follow up với nhà báo là việc nên làm, nhưng đừng săn lùng họ.
Cá nhân tôi dự định sẽ đề xuất các đồng nghiệp của mình nghĩ ra thêm nguyên nhân trong việc follow up nhà báo, thay vì chỉ đơn giản hỏi : “Nhận được thông cáo báo chí mình gửi chưa?”. Tôi nghĩ khi bạn bắt đầu gọi ai đó, nên chuẩn bị sẵn thêm 1 vài điều để nói. Chẳng hạn như bạn đã tìm ra được một vài thông tin nghiên cứu có liên quan, hoặc 1 bài báo có cùng chủ đề mà nhà báo viết…đại loại những thứ như thế.
Có 1 điều Ralph nói mà tôi nghĩ là hơi bất hợp lý. Trong phần “Làm sao để tìm hiểu về nhà báo”. Ông ta đưa ra ý kiến về việc xuất hiện tại các buổi họp báo mặc dù bạn không được mời. Tôi thực sự không nghĩ đây là 1 ý tưởng hay. Thực sự là như thế. Đây xem ra là cách thích hợp cho việc khiến các công ty khác trở nên bực tức. Thậm chí tiếp tân còn không cho bạn vào. Cách này xem ra không hề hiệu quả trong việc để lại ấn tượng tốt đẹp về bạn, công ty của bạn hoặc sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.
- Matt
Đạo đức trong PR (Public Relations Ethics)
- Trung thực
- Liêm chính
- Giữ lời hứa
- Trung thành
- Công bằng
- Quan tâm đến người khác
- Tôn trọng người khác
- Công dân có trách nhiệm
- Cầu toàn
- Nhận trách nhiệm
- Virtue: người theo thuyết này sẽ hỏi “Tôi nên trở thành người như thế nào?”. Họ luôn quan tâm về dạng người mà họ muốn trở thành, và định hướng để sống và cư xử theo những cách tốt nhất để điều đó thành sự thật.
- Deontology: người theo thuyết này sẽ hỏi “Nhiệm vụ của tôi là gì? Những nhân viên PR theo trường phái này luôn hành động để đáp ứng được các quy định, luật lệ, nguyên tắc
- Consequentialism: người theo thuyết này sẽ hỏi “Thế giới phải trở thành như thế nào?”. Đại khái là những người theo suy nghĩ này thường dùng mục đích biện minh cho phương tiện (chấp nhận dùng cả phương cách bất chính để đạt mục đích.)
Trong chương này cô Chia cũng đưa ra nhiều luật, qui định về vấn đề đạo đức trong PR của các nước khác nhau mà nếu có dịp, các bạn nên tham khảo thêm nhé. Tóm lại để chúng ta có thể làm các họat động PR được xem là có đạo đức, cô Joy đưa ra một tháp hành động hướng dẫn những người làm PR. Các bạn tham khảo bên dưới nhé.