Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Zip ur lip or u will lose $$$?


Buổi chiều ngày thứ Năm hôm qua cả văn phòng lần đầu tiên thực hiện chiến dịch: "English day". Mục đích là nhằm giúp cải thiện trình độ Anh Văn đang ngày càng xuống cấp của mọi người. Hihi. Vì để mọi người cảm thấy không áp lực khi giao tiếp bằng Tiếng Anh, thì thời gian áp dụng bắt đầu từ 1p.m cho đến 5:30 p.m.

Điều mà mọi người trông chờ là xem ai sẽ bị phạt trước nhất. Và nạn nhân chính là "Phạm Ngô Diễm Ngọc- thành viên trẻ nhất và dễ thương nhất trong văn phòng". Người khiến bạn Ngọc mất 5 ngàn đầu tiên ( về sau mất thêm vài lần 5 ngàn nữa ) là chị Minh. Theo thói quen, bất cứ khi nào chị Minh đi lấy nước hay ra ngoài, đều dừng lại ngay bàn làm việc của mình hỏi han vài câu, và kết quả là lần này mình bị dính câu luôn. Bye bye 5 ngàn đầu tiên.

Mà công nhận mình mở hàng đắt thiệt, các nạn nhân lần lượt sa vào bẫy và ngậm ngùi móc hầu bao. Hihi. Anh Matt mà cũng bị phạt, vì câu nói mà thường người nước ngoài ưa thích nhất : "Trời Ơi", thì mọi người thử tưởng tượng tình hình căng thẳng và gay cấn đến mức nào.

Và có 1 điều rất đáng chú ý, nếu như bình thường thì chị Huyền là người có nhu cầu trò chuyện rất cao, nhưng buổi chiều ngày hôm qua thì "im thin thít-lặn mất tăm". 1 loạt nguyên nhân được các chị khác đưa ra để lí giải cho hành động này:

  • Thứ nhất, chị Huyền chỉ thích nói tiếng Anh với anh Matt thôi....
  • Thứ hai, chị Huyền biết thế nào mở miệng ra cũng mất tiền, nên đành thôi.
  • .......và còn nhiều nữa.

Chị Hà - Chủ tịch Công Đoàn bị dính chưởng luôn. Thiệt là vui hết sức.

Tổng cộng số tiền thu được của ngày hôm qua là : 60 ngàn VND.

Hình thức này nếu được áp dụng vào tất cả các ngày trong tuần thì chắng mấy chốc Piggy Bank của đồng chí Ngọc sẽ đầy ắp.

Tình hình sẽ tiếp tục được cập nhật đầy đủ, mọi người dành chút thời gian theo dõi nhé.

Ký tên: Đồng chí Ngọc,

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Sophie Challenge Day

Hôm qua, mình cùng khách hàng, Sophie Paris Việt Nam, công ty thời trang bán hàng trực tiếp hàng đầu Châu Á, tổ chức chuyến từ thiện Ngày Thử Thách Challenge Day tại trường tiểu học Ngô Mây (Đồng Nai), cách trụ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 2 giờ đồng hồ lái xe.
Các em học sinh rất vui vì bọn mình đến thăm
Tặng quà cho các bé

Sơn trường
Chuyền đi thành công tốt đẹp, mọi người rất vui vì có một ngày thật ý nghĩa, mang thêm niềm vui đến cho các em nhỏ tại trường Ngô Mây.


Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Vai trò của research (khảo sát) trong PR



Hôm qua, công ty Matterhorn tiếp tục trao đổi về cuốn sách của bà Joy Chia, lần này mình là người phải trình bày chương 5, nói về vai trò của research trong ngành truyền thông. Chương này khoảng 30 trang, viết khá là trừu tượng, cuối cùng Matt phải giải thích lại cho mình, rút ngắn lại một số trang trong sách.

- Khảo sát là quá trình đưa ra các câu hỏi để tìm câu trả lơì

- Khảo sát đóng vai trò rất quan trọng trong các giai đoạn của ngành truyền thông, giúp đưa ra các dữ liệu, ý kiến, định hướng cho kế hoạch của khách hàng, đánh giá hiệu quả của chương trình truyền thông

- Hai vấn đề phổ biến nhất của research trong PR là ngân sách và thời gian, không công ty nào dành quá nhiều thời gian và ngân sách làm research cho 1 chương trình PR. - Công cụ research ngày nay có thêm khảo sát trên mạng, blog, forum - Trong research, xác định đúng đối tượng và quy mô khảo sát là rất quan trọng


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

"How To Handle The Media" - Malaysian Business Chamber Seminar

Tối qua, Chuyên và tôi tham dự 1 khóa học ngắn được tổ chức bởi Malaysian Business Chamber tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ trì bởi nhà báo tự do đến từ Đài Bắc, Ralph Jennings. Tuy được giới thiệu là “Làm thế nào để Quản lý tốt Truyền Thông?”, nhưng khóa học xem ra tập trung vào việc giới thiệu về bối cảnh truyền thông hiện tại và các công nghệ hội tụ hơn là truyền tải các kiến thức chuyên sâu trong việc xây dựng mối quan hệ với truyền thông.

Vì vậy, theo như tôi nghĩ, khóa học có vẻ thích hợp hơn đối với khán giả không chuyên hơn là các nhà tư vấn PR cấp cao.

Ralph giới thiệu về sự hợp nhất của truyền thông, và cách thức mà các công nghệ truyền thông hội tụ bằng cách này hay cách khác, xóa nhòa khoảng cách giữa blogs và tin tức, và tình cảnh tiến thoái lưỡng nan thú vị mà nhà báo phải luôn luôn để ý là lúc nào cũng khách quan, không được để những ý kiến và quan điểm cá nhân của mình ảnh hưởng đến thông tin bài viết.

Khi bàn bạc về sự hợp nhất của truyền thông, Ralph thảo luận tại sao ngày càng có ít tổ chức chuyên cung cấp thông tin, vì vậy có ít nhà báo hơn, kết quả dẫn việc là những người vẫn tiếp tục bám nghề thì trở nên bận rộn hơn bao giờ hết. Thế nhưng điều đầu tiên tôi phải thừa nhận là Ralph không thực sự hiểu sâu về bối cảnh truyền thông ở Việt Nam, thực tế là điều ngược lại đang xảy ra ở đây.

Việt Nam có khoảng 1200 tờ báo in, và hiện tại vẫn đang tăng trưởng. Các tạp chí mới vẫn được đều đặn giới thiệu, còn các tạp chí quốc tế thì tăng cường xuất bản các ấn phẩm địa phương, tạo ra tiềm năng to lớn cho việc thu hút độc giả và doanh thu quảng cáo. Cùng lúc đó, TV tiếp tục phát triển do vấn đề kiểm soát giấy phép đã được thông thoáng hơn cộng thêm nhiều hình thức chi trả được áp dụng và dĩ nhiên, truyền thông trực tuyến cũng đóng góp (hơn là thay thế) truyền thông in ấn.

Thêm một lưu ý nhỏ, tôi đã từng có dịp xem một bài phát biểu cố gắng trình bày rằng con số 1200 đầu báo này là nhỏ - và làm một so sánh với Ấn Độ. Dân số Ấn Độ đông hơn Việt Nam gấp 14 lần, và có hàng trăm ngôn ngữ khác nhau, điều này khiến so sánh trở nên vô cùng khập khiễng. Truyền thông Việt Nam, tính theo đầu người, vẫn rất lớn.

Ralph tiếp tục thảo luận về những cách thức mà các quốc gia châu Á tạo ra thế giới tin tức – đây là một cách nhìn không rõ ràng cho lắm nhưng khá là sát với thực tế. Những thông tin thường hoặc tập trung vào thảm họa thiên nhiên, biến động lớn về chính trị, tin kinh tế quan trọng, hoặc là những thứ liên quan đến Trung Quốc, cho thấy việc quốc gia này gia tăng tầm ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới.

Tiếp theo Ralph đưa ra một vài đề xuất cho việc quản lý truyền thông – phải thừa nhận là điều này khá thô sơ với khán giả làm việc trong lĩnh vực truyền thông, nhưng xin được nói lại, đối tượng mà Ralph đang giao tiếp không phải là 1 chuyên gia về PR.

1 vài đề xuất chẳng hạn như: người đại diện của Công ty với truyền thông luôn phải là người chuyên nghiệp nhất, đảm bảo rằng người đó có những câu phát biểu chính xác và hơn thế nữa . Và vì bất cứ lí do gì, người phát ngôn không được tùy tiện bình luận về 1 vấn đề, không nên quá cởi mở với nhà báo, nhưng cũng không được lẩn tránh, thoái thác, và cuối cùng là, truyền thông sẽ ưu ái cho công ty nào sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác và đúng lúc cho báo chí.

Ralph không quên nhắc nhở rằng tất cả các thông cáo báo chí phải luôn luôn có thông tin liên lạc – điều này làm tôi nhớ cách đây một vài năm, khi một người bạn là nhà báo của tôi cố gắng xoay xở đủ mọi cách để tìm xem ai đã fax cho cô ấy 1 bản thông cáo báo chí về 1 ban nhạc mà cô ấy rất muốn biết, cuối cùng cô ấy bỏ cuộc. Và nhớ là follow up với nhà báo là việc nên làm, nhưng đừng săn lùng họ.

Cá nhân tôi dự định sẽ đề xuất các đồng nghiệp của mình nghĩ ra thêm nguyên nhân trong việc follow up nhà báo, thay vì chỉ đơn giản hỏi : “Nhận được thông cáo báo chí mình gửi chưa?”. Tôi nghĩ khi bạn bắt đầu gọi ai đó, nên chuẩn bị sẵn thêm 1 vài điều để nói. Chẳng hạn như bạn đã tìm ra được một vài thông tin nghiên cứu có liên quan, hoặc 1 bài báo có cùng chủ đề mà nhà báo viết…đại loại những thứ như thế.

Có 1 điều Ralph nói mà tôi nghĩ là hơi bất hợp lý. Trong phần “Làm sao để tìm hiểu về nhà báo”. Ông ta đưa ra ý kiến về việc xuất hiện tại các buổi họp báo mặc dù bạn không được mời. Tôi thực sự không nghĩ đây là 1 ý tưởng hay. Thực sự là như thế. Đây xem ra là cách thích hợp cho việc khiến các công ty khác trở nên bực tức. Thậm chí tiếp tân còn không cho bạn vào. Cách này xem ra không hề hiệu quả trong việc để lại ấn tượng tốt đẹp về bạn, công ty của bạn hoặc sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.

- Matt

Đạo đức trong PR (Public Relations Ethics)

Hôm nay, đội ngũ Matterhorn chúng tôi lại thảo luận tiếp về cuốn sách của Joy Chia.


Chương 4 của cuốn sách này bàn về vấn đề đạo đức trong ngành PR. Đây là một vấn đề nhạy cảm và khá “trừu tượng” nhưng luôn luôn xuất hiện trong mọi tình huống. Ở đây, chúng tôi chỉ “luận bàn” theo những điều trong cuốn sách đề cập đến.
Khi mà PR cũng tiến triển từ chức năng xây dựng hình ảnh đến vai trò quản lý uy tín và các mối quan hệ trong một tổ chức, thì đạo đức ngày càng trở thành tâm điểm của các lý luận và thực hành công việc quan hệ công chúng.
Ở đây tôi cũng không cần phải nêu ra định nghĩa của Chia về đạo đức. Trong chương này, cô ấy nêu 10 giá trị do Michael Josephson đưa ra, và theo ông, thì 10 giá trị này cần phải toàn cầu hóa (universal), nghĩa là luôn luôn đúng với mọi nền văn hóa, mọi quốc gia và mọi thời đại. Các giá trị đấy là:
  1. Trung thực
  2. Liêm chính
  3. Giữ lời hứa
  4. Trung thành
  5. Công bằng
  6. Quan tâm đến người khác
  7. Tôn trọng người khác
  8. Công dân có trách nhiệm
  9. Cầu toàn
  10. Nhận trách nhiệm
Vậy theo bạn, ông Michael có đúng hay không? Trong buổi thảo luận, chúng tôi cùng nghiên cứu về việc này, xem có phải các điều đấy là luôn luôn universal?. Có một số điều mà xã hội chúng ta chấp nhận được, công nhận, nhưng ở xã hội khác thì điều đấy lại không, bị nghiêm cấm. Có những điều đúng với suy nghĩ của thế hệ ông bà chúng ta, nhưng không hẳn là đúng với thế hệ của con tôi.
Để dễ dàng nhận định thế nào là việc làm không đúng đạo đức, chúng ta hãy xem một số việc làm bị coi là không đúng. Chúng tôi thảo luận về một số tình huống khác nhau đã từng xảy ra trong ngành PR, trong đó cũng có tình huống của WalMarting Across America mà nhiều người đã biết đến . Trong những tình huống như vậy, dư luận không chỉ trích các công ty về các thông tin họ đã cung cấp cho đại chúng, nhưng mọi người đều lên án các công ty này về việc không rõ ràng, không minh bạch ngày từ đầu, cách mà họ truyền thông tin đến đại chúng.
Trước buổi thảo luận này, nhân giờ ăn trưa, chúng tôi đã cùng nhau xem lại bộ phim Thank You For Smoking (Reitman 2006). Bộ phim này cũng đã khá lâu và cũng rất xuất sắc. Từ đầu đến cuối bộ phim, các bạn cũng có thể thấy anh chàng Nick Naylor, đại diện cho ngành công nghiệp thuốc lá, không phải là một người xấu đúng không, anh ta cũng chẳng hề nói dối, nhưng liệu anh ta hành động có đạo đức hay không? Vậy chúng ta thấy, trong công việc PR cũng vậy, không chỉ đơn giản chúng ta là người tốt, là luôn làm đúng đạo đức. Chúng ta cần nhận diện ra các vấn đề đạo đức trong mọi tình huống.
Như trong cuốn sách đưa ra, để thực hiện được điều này, người làm công việc PR luôn luôn phải: 1. Có sự tự nguyện, thiện chí- luôn đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu. 2. Có sự hiểu biết, kiến thức – bằng cách tích lũy từ “học” và “hành” và 3. Có kỹ năng – kỹ năng để thảo luận, thực hành, kết hợp, chọn lọc và áp dụng các kiến thức và sự hiểu biết của mình trong các họat động PR thường xuyên.
Trong chương này, cô ấy cũng đưa ra các cách mà người ta suy nghĩ về đạo đức. Theo tiếng Anh thì gọi là: virtue, deontology và consequentialism, đại khái là”
  • Virtue: người theo thuyết này sẽ hỏi “Tôi nên trở thành người như thế nào?”. Họ luôn quan tâm về dạng người mà họ muốn trở thành, và định hướng để sống và cư xử theo những cách tốt nhất để điều đó thành sự thật.
  • Deontology: người theo thuyết này sẽ hỏi “Nhiệm vụ của tôi là gì? Những nhân viên PR theo trường phái này luôn hành động để đáp ứng được các quy định, luật lệ, nguyên tắc
  • Consequentialism: người theo thuyết này sẽ hỏi “Thế giới phải trở thành như thế nào?”. Đại khái là những người theo suy nghĩ này thường dùng mục đích biện minh cho phương tiện (chấp nhận dùng cả phương cách bất chính để đạt mục đích.)



Trong chương này cô Chia cũng đưa ra nhiều luật, qui định về vấn đề đạo đức trong PR của các nước khác nhau mà nếu có dịp, các bạn nên tham khảo thêm nhé. Tóm lại để chúng ta có thể làm các họat động PR được xem là có đạo đức, cô Joy đưa ra một tháp hành động hướng dẫn những người làm PR. Các bạn tham khảo bên dưới nhé.


Minh Chuyên

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Đạo đức trong PR (Public Relations Ethics)

Hôm nay chúng tôi lại thảo luận tiếp về cuốn sách của Joy Chia.

Chương 4 của cuốn sách này bàn về vấn đề đạo đức trong ngành PR. Đây là một vấn đề nhạy cảm và khá “trừu tượng” nhưng luôn luôn xuất hiện trong mọi tình huống. Ở đây, chúng tôi chỉ “luận bàn” theo những điều trong cuốn sách đề cập đến.

Khi mà PR cũng tiến triển từ chức năng xây dựng hình ảnh đến vai trò quản lý uy tín và các mối quan hệ trong một tổ chức, thì đạo đức ngày càng trở thành tâm điểm của các lý luận và thực hành công việc quan hệ công chúng.

Ở đây tôi cũng không cần phải nêu ra định nghĩa của Chia về đạo đức. Trong chương này, cô ấy nêu 10 giá trị do Michael Josephson đưa ra, và theo ông, thì 10 giá trị này cần phải toàn cầu hóa (universal), nghĩa là luôn luôn đúng với mọi nền văn hóa, mọi quốc gia và mọi thời đại. Các giá trị đấy là:

  1. Trung thực
  2. Liêm chính
  3. Giữ lời hứa
  4. Trung thành
  5. Công bằng
  6. Quan tâm đến người khác
  7. Tôn trọng người khác
  8. Công dân có trách nhiệm
  9. Cầu toàn
  10. Nhận trách nhiệm

Vậy theo bạn, ông Michael có đúng hay không? Trong buổi thảo luận, chúng tôi cùng nghiên cứu về việc này, xem có phải các điều đấy là luôn luôn universal?. Có một số điều mà xã hội chúng ta chấp nhận được, công nhận, nhưng ở xã hội khác thì điều đấy lại không, bị nghiêm cấm. Có những điều đúng với suy nghĩ của thế hệ ông bà chúng ta, nhưng không hẳn là đúng với thế hệ của con tôi.

Để dễ dàng nhận định thế nào là việc làm không đúng đạo đức, chúng ta hãy xem một số việc làm bị coi là không đúng. Chúng tôi thảo luận về một số tình huống khác nhau đã từng xảy ra trong ngành PR, trong đó cũng có tình huống của WalMarting Across America mà nhiều người đã biết đến . Trong những tình huống như vậy, dư luận không chỉ trích các công ty về các thông tin họ đã cung cấp cho đại chúng, nhưng mọi người đều lên án các công ty này về việc không rõ ràng, không minh bạch ngày từ đầu, cách mà họ truyền thông tin đến đại chúng.

Trước buổi thảo luận này, nhân giờ ăn trưa, chúng tôi đã cùng nhau xem lại bộ phim Thank You For Smoking (Reitman 2006). Bộ phim này cũng đã khá lâu và cũng rất xuất sắc. Từ đầu đến cuối bộ phim, các bạn cũng có thể thấy anh chàng Nick Naylor, đại diện cho ngành công nghiệp thuốc lá, không phải là một người xấu đúng không, anh ta cũng chẳng hề nói dối, nhưng liệu anh ta hành động có đạo đức hay không? Vậy chúng ta thấy, trong công việc PR cũng vậy, không chỉ đơn giản chúng ta là người tốt, là luôn làm đúng đạo đức. Chúng ta cần nhận diện ra các vấn đề đạo đức trong mọi tình huống.

Như trong cuốn sách đưa ra, để thực hiện được điều này, người làm công việc PR luôn luôn phải: 1. Có sự tự nguyện, thiện chí- luôn đặt vấn đề đạo đức lên hàng đầu. 2. Có sự hiểu biết, kiến thức – bằng cách tích lũy từ “học” và “hành” và 3. Có kỹ năng – kỹ năng để thảo luận, thực hành, kết hợp, chọn lọc và áp dụng các kiến thức và sự hiểu biết của mình trong các họat động PR thường xuyên.

Trong chương này, cô ấy cũng đưa ra các cách mà người ta suy nghĩ về đạo đức. Theo tiếng Anh thì gọi là: virtue, deontology và consequentialism, đại khái là”

  • Virtue: người theo thuyết này sẽ hỏi “Tôi nên trở thành người như thế nào?”. Họ luôn quan tâm về dạng người mà họ muốn trở thành, và định hướng để sống và cư xử theo những cách tốt nhất để điều đó thành sự thật.
  • Deontology: người theo thuyết này sẽ hỏi “Nhiệm vụ của tôi là gì? Những nhân viên PR theo trường phái này luôn hành động để đáp ứng được các quy định, luật lệ, nguyên tắc
  • Consequentialism: người theo thuyết này sẽ hỏi “Thế giới phải trở thành như thế nào?”. Đại khái là những người theo suy nghĩ này thường dùng mục đích biện minh cho phương tiện (chấp nhận dùng cả phương cách bất chính để đạt mục đích.) Bạn có thể dành vài phút xem đoạn video dưới đây để hiểu thêm về triết lý của Immanuel Kant nhé.



Trong chương này cô Chia cũng đưa ra nhiều luật, qui định về vấn đề đạo đức trong PR của các nước khác nhau mà nếu có dịp, các bạn nên tham khảo thêm nhé. Tóm lại để chúng ta có thể làm các họat động PR được xem là có đạo đức, cô Joy đưa ra một tháp hành động hướng dẫn những người làm PR. Các bạn tham khảo bên dưới nhé.



Chuyên